Nhà danh họa thế giới, người thầy vĩ đại, người tiên phong – tượng đài bất diệt phong cách ấn tượng của nền hội họa Việt

Họa sĩ Nam Sơn, tên thật là Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), là một trong những họa sĩ Việt Nam đầu tiên của nền hội họa đương đại. Ông đã cùng họa sĩ Victor Tardieu người Pháp đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương và trực tiếp giảng dạy với tư cách giáo sư chuyên ngành bậc 2, phụ trách môn Đồ họaTrang trí. Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được giao quản lý trường với cương vị, trọng trách là một quyền Hiệu trưởng, đó là thời kỳ từ tháng 3 năm 1945 đến cuối năm 1945; tức là giai đoạn sau khi Nhật đảo chính Pháp. Thành tựu của ông đã đặt nền móng cho nền Mỹ thuật đương đại Việt Nam và ảnh hưởng lớn đến thế hệ họa sĩ sau này. Ông đã sáng tạo nhiều tác phẩm với phong cách cổ điển châu Âu, nhưng cũng ảnh hưởng bởi hội hoạ Trung Quốc và Nhật Bản. Ông là một họa sĩ tài năng và có nhiều đóng góp quan trọng cho nghệ thuật Việt Nam.

Họa sĩ Nam Sơn

Thời trẻ

Sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hà Nội, Nam Sơn, được bố mẹ đặt tên là Nguyễn Vạn Thọ với mong muốn được “Vạn Thế An Đức”. Cha ông là nhà Nho, tên là Nguyễn Văn Kháng. Thư ký Văn phòng Thống đốc miền Bắc, ông qua đời sớm khi Nam Sơn 4 tuổi. Mẹ ông sống một mình, hết lòng nuôi dạy con cái nên vua Bảo Đại đã tặng bà chiếc huân chương vàng có khắc bốn chữ “Tiết Hạnh Khả Phong” để tri ân.

Ngay từ những năm học ở trường Bưởi, tài năng và niềm đam mê hội họa của Nguyễn Văn Thọ đã bộc lộ ngay. Thời đó chưa có thầy, chưa có trường dạy vẽ nên anh phải học vẽ qua tranh dân gian, tranh Trung Hoa, tranh Nhật Bản. Các thầy dạy Thọ lối viết cổ điển là Phạm Như BìnhNguyễn Sĩ Đức, hướng dẫn thêm lối vẽ Á Đông.

Mười tám tuổi, ông vào làm việc ở Sở Tài chính Đông Dương, nhưng tâm huyết thì vẫn dành cả cho hội họa. Nhiều người ở Hà Nội khi đó đã biết đến tài vẽ của Nguyễn Vạn Thọ đến mức các học giả Trần Trọng Kim và Đỗ Thận khi cho in những công trình Quốc văn giáo khoa thư và Cách trí giáo khoa thư… đều nhờ ông vẽ bìa và minh họa. Bút hiệu Nam Sơn bắt đầu xuất hiện từ đó. Và rồi, Nam phong tạp chí, Đông Dương tạp chí đều tìm đến nhờ Nam Sơn vẽ minh họa.

Nổi tiếng về tài vẽ nên năm 1923, Nha Học chính mời ông về chuyên trách việc trình bày các sách giáo khoa. Điều bất ngờ là, thời gian này, họa sĩ Pháp nổi tiếng Victor Tardieu, nhiều hơn Nam Sơn 20 tuổi, bảy lần đoạt giải thưởng hội họa trong đó có Giải thưởng quốc gia Pháp, sang Việt Nam để sáng tác và tìm hiểu mỹ thuật phương Đông. Một buổi đến thăm Hội quán sinh viên Việt Nam do Paul Monet lập tại số 9 phố Vọng Đức, đã gặp và chú ý ngay đến Nam Sơn, người thanh niên đang giúp P. Monet trang trí Hội quán. Và, cuộc gặp gỡ này nảy sinh tình bạn giữa hai người. Từ buổi ấy, Nam Sơn đưa Tardieu đi thăm đình, chùa với rất nhiều tượng cổ mang vẻ đẹp Á đông độc đáo; đi gặp những nhà nho có tài thư pháp và khi hứng lên họ có thể vẽ mai, lan, cúc, trúc…

Tardieu thấy những bức vẽ của Nam Sơn khá rõ những dấu vết tự học qua tranh phương Đông, nhưng cũng có thiên hướng tiếp cận mỹ thuật phương Tây qua đường nét phóng khoáng, hiện thực, mà ông đoan chắc là qua sách báo từ Paris đưa sang. Nhưng với Tardieu, quan trọng hơn cả là thấy được năng khiếu hội họa rất cao của Nam Sơn, nên ông đã giúp Nam Sơn làm quen với kỹ thuật và các chất liệu hội họa phương Tây, từ pha sơn, căng vải toan đến luật điều tiết ánh sáng, xa gần… Và sau đó, Nam Sơn đã là người đầu tiên ở Đông Dương vẽ những tác phẩm sơn dầu theo trường phái ấn tượng, đó là các tác phẩm Cô gái Việt NamNhà nho xứ Bắc, năm 1923, được bày tại nhà Đấu Xảo, sáng rực cả một bức tường, như Nam phong tạp chí và một số tờ báo đương thời ca ngợi…

Tiểu sử Họa sĩ Nam Sơn


Năm 1923, Họa sĩ Nam Sơn tham gia triển lãm đầu tiên tại Hà Nội với 4 bức tranh sơn dầu là Tĩnh vật, Nhà nho xứ Bắc, Cô gái Bắc Kỳ, Ông già Kim Liên. Đây là những bức tranh sơn dầu đầu tiên của hội họa Việt Nam. Năm 1930 Nam Sơn và bức tranh “Chợ gạo bên Sông Hồng” của ông được tham dự Triển lãm Hội họa Pari. Trong cuộc triển lãm “Chợ gạo bên Sông Hồng” là bức tranh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam nước Pháp mua và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp. Năm 1946, ông được Bộ Quốc gia giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mời về làm cố vấn của Viện Phương Đông Bác cổ. Năm 1957, Hội Mỹ thuật Việt Nam thành lập, họa sĩ Nam Sơn được bầu vào Ban chấp hành, và giữ chức danh suốt 16 năm cho đến lúc mất
Năm 1998, ba tác phẩm của họa sĩ Nam Sơn đã được chọn tham gia triển lãm “Mùa xuân Việt Nam” ở Paris – Pháp do Bộ Văn hoá – Thông tin Việt Nam và Toà thị chính Paris tổ chức. Cũng trong năm 1998, cuốn sách “Voyager Magazine” được xuất bản tại Paris đã giới thiệu về cuộc triển lãm này và trong bài viết có in bức Chân dung người nông dân của Nam Sơn với lời bình ghi ngay trên tác phẩm: “Chỉ cho tới ngày nay, sau bao nhiêu năm bị lãng quên, các hoạ sĩ Việt Nam đã buộc người ta phải kính trọng”. Sau 25 năm khi họa sĩ Nam Sơn qua đời, ông đã được Hội Mỹ thuật Việt Nam truy tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Mỹ thuật” năm 1998.

Chợ gạo bên Sông Hồng

Tác phẩm

Trong sáng tác của họa sĩ Nam Sơn, ông bị ảnh hưởng nhiều bởi nền hội họa của Nhật bản, Trung Quốc nhưng khuynh hướng chủ yếu của ông là cổ điển châu âu. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Nam Sơn đã để lại khoảng trên 400 tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau và có nhiều tác phẩm ấn tượng và mang giá trị cao. Một số tác phẩm tiêu biểu như:

Bức tranh sơn dầu “Chợ Gạo bên sông Hồng” vẽ năm 1930 đã tham gia Triển lãm Hội hoạ Pari, được Nhà nước Pháp mua và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp.

Bức tranh sơn dầu “Chân dung mẹ tôi” đoạt huy chương bạc tại Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế – Paris năm 1932
Bức tranh khắc gỗ 7 màu “Cò trắng và Cá vàng” vẽ năm 1929, đã nhận bằng khen Rôma năm 1932
Tranh sơn dầu “Nhà nho xứ Bắc” vẽ năm 1923 là một trong những bức tranh sơn dầu đầu tiên của Hội họa Việt Nam.

Tranh phấn tiên pastel “Chân dung cụ Sùng ấm Tường” vẽ năm 1927, là bức tranh đầu tiên của hội họa Việt Nam trong lĩnh vực tranh phấn này.

Tranh lụa “Về chợ” vẽ năm 1927.

Tranh lụa “Thiếu nữ nông thôn” đã được Bộ Giáo dục và Mỹ thuật Pháp mua năm 1935.

Sách “Hội hoạ Trung Hoa” in bằng tiếng Pháp “La peinture chinoise”, là cuốn sách đầu tiên về mỹ thuật xuất bản ở Việt Nam.

Sách “Đề cương mĩ thuật Việt Nam” được in trên tuần báo “Văn nghệ” – Hà Nội.

Nguồn tham khảoTác giảChi tiết
https://phannguyenartist.blogspot.com/Kỷ niệm 130 năm (1890-2020) ngày sinh của HOẠ SƯ NAM SƠN, ông ngoại Mỹ Lan, xin đăng bài năm 2020 của Nhà báo Từ KhôiThứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Instagram