Họa sĩ Ai Len lập dị – Hậu vô cổ nhân Tiền vô lai giả
John Russel từng nhận xét về họa sĩ Fancis Bacon năm 1971 rằng: “there was painting in England before the Three Studies, and painting after them, and no one … can confuse the two” Có tranh vẽ ở Anh trước khi có bức tranh này, và có tranh vẽ sau bức tranh này, và không có ai…có thể nhầm lẫn giữa chúng.
Cuộc đời họa sĩ Francis Bacon
Họa sĩ Francis Bacon (28/10/1909 – 28/04/1992), ra đời tại số 63 phố Lower Baggot, thủ đô Dublin, Ai Len. Họa sĩ Francis Bacon sinh ra trong một gia đình khá giả, cha là cựu chiến binh, sau này là huấn luyện viên đua ngựa, mẹ là con gái địa chủ thép và than đá. Thuở nhỏ, ông bị hen suyễn, dị ứng với ngựa và chó, thường phải tiêm thuốc giảm đau. Do yếu ớt bệnh tật, cộng với việc gia đình thường xuyên phải di chuyển giữa Ai Len và Anh, ông dần định hình nên tính cách bất ổn, ông thường xuyên mặc váy, thoa son, trang điểm như con gái. Điều này, cộng với tính cách ngại ngùng và nhút nhát của ông đã làm cha ông tức giận nhiều lần.Năm 1925, khi 16 tuổi, ông đã bỏ nhà đi đến ở tạm nhà một người bạn tại London, Anh. Năm 1927, Họa sĩ Francis Bacon đến Paris, tại đây trong một lần tham gia triển lãm 106 bức tranh tân cổ điển của danh họa Pablo Picasso tại gallery Paul Rossenberg Paris, ông hình thành nên niềm đam mê hội họa, thơ ca cũng như các dòng phim siêu thực.
Con đường hội họa, cái duyên và nợ
Bacon học hội họa ở tuổi đôi mươi, nhưng làm việc không thường xuyên và không chắc chắn cho đến khi ngoài 30 tuổi.Ông sống với tư cách là một nhà thiết kế nội thất, một cuộc sống nội tâm và riêng tư khá phức tạp. Ông thiết kế đồ nội thất gia đình, thảm và các vật dụng trong phòng tắm.
Cuối năm 1928, ông trở lại London làm nghề thiết kế nội thất tại số 7 Reece Mews, South Kensington. Năm 1929 bị thôi thúc bởi cảm hứng hội họa, ông đã chuyển sang chuyên vẽ tranh và có buổi giới thiệu đầu tiên gồm các tranh vẽ trên thảm và đồ đạc tại Reece Mews.
Sự chuyển biến đột ngột bắt đầu từ đầu năm 1934, khi Họa sĩ Francis Bacon thuê được một gallery tại nhà Sunderland, phố Curzon, Mayfair. Tại đây, ông tổ chức thành công cuộc triển lãm mang tên “Tranh của Francis Bacon” gồm bảy bức tranh sơn dầu và năm bức tranh màu bột, trong đó có bức tranh nổi tiếng “Đóng đinh trên cây thánh giá” năm 1933.
Bacon sau đó thừa nhận rằng sự nghiệp nghệ thuật của anh ấy đã bị trì hoãn vì anh ấy đã dành quá nhiều thời gian tìm kiếm cho những chủ đề mà ông ấy có thể quan tâm cũng như đủ hứng thú gắn bó.
Rõ ràng rằng ông có ảnh hưởng lớn đến hội họa hiện đại của thế giới.
Những bức tranh của ông đẩy người xem vượt ra ngoài giới hạn của nhận thức đơn giản về cái đẹp, mà để nhìn thấy vẻ đẹp trong sự nguyên sơ, hung ác và thậm chí vô cùng hoang dại
Sẽ có nhiều người sẽ không thể cảm nhận được “vẻ đẹp” trong tác phẩm của Ông ấy
Đúng ! Bởi vì rõ ràng, nếu chúng ta chỉ nhìn từ một góc độ thì những tác phẩm này sẽ không đẹp đẽ chút nào. Nghệ thuật của Bacon là một tuyên bố khác ủng hộ nghệ thuật mới; nó không còn chỉ mang tính chất “bề ngoài”, các nghệ sĩ phải vượt ra ngoài bản chất của nhân loại, của xung đột, của số phận đã và đang tồn tại.
Trong cuộc đấu tranh để tìm ra con đường tiến lên trong một xã hội đang thay đổi nhanh chóng, ngay cả các giá trị cũng phải được tổ chức lại. Đặc biệt là xã hội phương Tây thời đó.
Tác Phẩm – Phong Cách
Năm 1935, Họa sĩ Francis Bacon trở lại Paris và đã xem bộ phim “Chiến hạm Potemkin” của đạo diễn Sergei Eisenstein. Trong phim có cảnh cô y tá mặt đầy máu la hét khi chạy xuống cầu thang, và hình ảnh máu me bê bết như vậy về sau đã xuất hiện trong rất nhiều bức tranh của ông.
Ông nổi lên lần đầu tiên với những tác phẩm như Crucifixion (Chết Trên Cây Thập Giá) hay Three Studies for Figures at the Base of a Crucifixion (Ba dáng vẻ con người dưới chân thập tự giá) mang đậm phong cách trần trụi, méo mó và đáng kinh hãi của mình.
Study after Velázquez’s Portrait of Pope Innocent X/ Học theo Chân dung Giáo hoàng Innocent X là một phiên bản méo mó của bức họa cổ điển Chân dung Giáo hoàng Innocent X được họa sĩ người Tây Ban Nha Velázquez hoàn thành năm 1659 dưới sự yêu cầu của vị Giáo hoàng đương nhiệm. Chủ thể chính của bức tranh là vị giáo hoàng với hai tay bấu víu lấy thành tòa giám mục, khuôn miệng mở to như thể đang gào thét. Phủ lấy bức tranh là những đường dọc thẳng đứng, vừa tạo cảm giác cả tác phẩm đang bị nung chảy, vừa giống như những thanh sắt trong tù ngục giam cầm chủ thể bức tranh. Như nhà phê bình hội họa,
Arim Zweitei đã nhận xét rằng: “[Vị giáo hoàng trong bức tranh] mang dáng vẻ gian trá, tồn tại trong ngục tối u linh, bị ảnh hưởng bởi cảm xúc bộc phát và không tồn tại bất kỳ quyền hạn nào”.
Nhiều người cho rằng cảm hứng của bức họa bắt nguồn từ chủ nghĩa vô thần cùng với sự phẫn uất khi chịu nhiều áp lực từ cộng đồng Công Giáo khi Francis Bacon hoạt động dưới tư cách là một họa sĩ đồng tính. Cũng vì lẽ đó, bức tranh từng được xem là chống lại Công giáo cũng như là một sự phỉ báng đến Đức Giáo Hoàng, tuy mục đích cũng như ý nghĩa của nó vẫn chưa được giải thích thỏa đáng hay theo lời chính ông: “Họ luôn muốn mọi thứ có nghĩa.”
Tình Yêu – Giá trị để lại cho Hội họa và Thiết kế
George Dyer là một người bạn thân và người tình của Họa sĩ Francis Bacon. Ông xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Bacon, chủ yếu là các bức chân dung sơn dầu như “Ba chân dung của George Dyer” (1964), “Chân dung George Dyer đang nói chuyện” (1966), “Chân dung của George Dyer và Lucian Freud” (1967). Năm 1971, George Dyer tự vẫn tại khách sạn Grand Palais, Paris. Để tưởng nhớ đến Dyer, Họa sĩ Francis Bacon đã cho ra đời tuyệt phẩm Tam bản Đen (Black Triptych).
Trải qua cuộc đời đầy thăng trầm và sóng gió, chứng kiến và cảm nhận cuộc chiến thế giới, đối mặt với cuộc chiến để sống thật với bản thân và giới tính của mình. Bỏ mặc những quan điểm được cho là “Đạo Đức lối mòn” Francis Bacon đã để lại cho Hội Họa thế giới rất nhiều tác phẩm không những đạt giá trị cao về tính nghệ thuật, mà còn hơn nữa đẩy giá trị nghệ thuật vượt khỏi sự kìm kẹp của con mắt dò xét của xã hội đương thời, của chính trị, của tôn giáo. Ông không những là nguồn cảm hứng cho những họa sĩ, còn là nguồn cảm hứng cho những nhà thiết kế sau ông. Kế thừa phong cách siêu thực trần trụi phản ánh những mặt tối của tâm hồn con người, xã hội, lên án phê phán những giá trị hão huyền giáo điều. Những phong cách thiết kế chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phong cách hội họa của Bacon có thể kể đến Acid Design, Dark Cubism, Constructivism, De Stijl, Vị lai (Futurism)
Để tóm tắt về cuộc đời nghệ thuật và các tác phẩm của Francis Bacon quả thực có thể nói rằng Ông là nghệ sĩ lập dị lôi những điều xấu xa tối tăm của xã hội và con người, điều xấu xa bẩn thỉu đó đáng lẽ phải dấu đi thì bị Bacon đưa ra ánh sáng, phơi bày chúng, tô vẽ chúng. Để chúng ta những người xem, người thưởng thức. Nhìn vào mảng miếng xấu xí, đáng phải quên đi đó trải qua 3 tầng cảm xúc Xấu xí ghê tởm, sợ hãi đối diện, bẽ bàng thừa nhận sự đẹp đẽ của những điều tăm tối.