Thiết kế sáng tạo không có giới hạn – nhưng có khuôn khổ có luật lệ và các quy chuẩn mỹ học
Thiết kế logo – thiết kế thương hiệu, thiết kế bao bì… nói riêng, Thiết kế đồ họa nói chung đến thời điểm hiện tại đã có những bước tiến của riêng mình, không còn nằm dưới cái bóng của hội họa trong Mỹ thuật nữa. Mà có thể nói sự nở rộ của trào lưu hậu hiện đại (Postmodernism) đã đưa những tác phẩm thiết kế đồ họa không những có giá trị nghệ thuật cao, mà hơn nữa còn mở ra 1 hướng đi mới trong Mỹ thuật, mà chỉ tác phẩm đồ họa mới có thể thể hiện được rõ nét nhất, chứ không phải 1 loại hình nghệ thuật nào khác.
Từ đó sự hồi sinh của các trường phái thiết kế đồ họa cũ được khoác 1 lớp áo mới của thời đại và công nghệ được nâng cấp như Pop-art, Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)… Đồng thời cũng sản sinh ra những phong cách thiết kế đương đại như Bauhaus, Trường phái thiết kế nghệ thuật (Art Deco)… Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)
Nhưng xét cho cùng thì cho dù thiết kế đồ họa hay nghệ thuật có muôn vàn bước tiến sáng tạo, thì chúng vẫn vận hành trong 1 vòng tròn thăng trầm của thị hiếu đại chúng, không nằm ngoài quy luật của nguyên lý thị giác, và Mỹ thuật nói chung không nằm ngoài nguyên tắc Mỹ học truyền thống – cận đại – hiện đại.
Và để sự sáng tạo của chúng ta là sáng tạo thực sự, không bị trùng lặp lại ở đâu đó giữa hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ ý tưởng được thực hiện mỗi ngày trên thế giới. Điều đó không phải không thể, nhưng là quá khó. Thực tế hơn 1 chút như ví dụ để chúng ta lách luật được, thì chúng ta cần phải hiểu thật rõ luật.
Sáng tạo trong khuôn khổ
Trong mỗi 1 thiết kế chúng ta có vô vàn luật cho nó, luật về bố cục, luật về màu sắc, tỉ lệ, viễn cận cảm nhận, viễn cận tuyến tính… Rồi để làm cho thiết kế đẹp,truyền tải được thông điệp của thiết kế chúng ta cũng có vô vàn cách nhưng cách nào cũng có quy luật để thực hiện và tạo ra như Tương phản, Đối xứng động, Bất đối xứng… Sự sáng tạo đến thời điểm này chúng ta chỉ có thể nói là sự kế thừa và học hỏi, cải tiến từ những nhà sáng tạo đi trước. Sự kế thừa này ở mức tinh tế, phát huy được tối đa giá trị, thậm chí chúng ta khắc phục được điểm yếu khi kết hợp các phong cách thiết kế mà ít người làm được chúng ta có thể gọi nó là sự Phá cách. Nhưng nó chỉ đúng khi sự phá cách ấy của chúng ta là duy nhất và có quy luật cho sự phá cách ấy 1 cách đồng nhất, đem lại hiệu quả cho thiết kế.
Bằng không, theo chiều hướng ngược lại, sự phách cách của chúng ta là do chúng ta chưa nắm rõ quy luật, hoặc kết hợp sai, hoặc như sự phá cách ấy không đem lại kết quả tốt cho thiết kế. Phá cách đấy trở thành phá hoại.
Trước khi sáng tạo hãy học hỏi và kế thừa
Sáng tạo là 1 điều ai cũng nói tưởng chừng rất đơn giản, nhưng để thực hiện 1 thứ có giá trị cho cộng đồng và xã hội mà chưa ai từng làm ở thời điểm hiện nay nhất là trong ngành Đồ họa là 1 điều gì đó quá xa vời. Chúng ta tạm chấp nhận nhìn nhận thực tế ở mức độ Phá Cách và Cải tiến, để làm được điều đó, để cải tiến, sửa đổi 1 cỗ máy nhằm giúp nó hoạt động hiệu quả hơn. Bước đầu tiên là chúng ta phải thực sự cực hiểu về cỗ máy đó.
Và cho dù nói gì thì nói, đối với lĩnh vực thiết kế logo – thiết kế thương hiệu nói riêng và Dịch vụ thiết kế nói chung. Chúng ta là những người dùng kỹ năng và sự hiểu biết của mình về thiết kế đem đến cho khách hàng giải pháp giúp doanh nghiệp, thương hiệu của khách hàng. Góp phần vào thành công của 1 thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Sự phá cách, sự sáng tạo ở đây đôi khi chỉ đơn giản là đưa ra 1 thiết kế hoàn toàn mới, giúp khách hàng có nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Sự sáng tạo ở đây đôi khi chỉ là thay đổi 1 loại vật liệu bao bì khác, quy cách đóng gói khác để giúp khách hàng tăng giá trị của sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tối ưu hóa lợi nhuận. Đấy đã là sự sáng tạo tuyệt vời mà khách hàng mong muốn ở chúng ta
Mỹ học là một môn khoa học chứ không phải cảm thụ
Mỹ học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về cái đẹp, nghệ thuật và thẩm mỹ. Nó tập trung vào việc khám phá và phát minh giá trị dựa trên quy luật của cái đẹp. Trong Mỹ học, nghệ thuật được coi là giá trị cao nhất. Nó không chỉ liên quan đến cái đẹp bên ngoài, mà còn bao gồm cả cái đẹp bên trong, là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, mang lại cảm giác về sự thăng bằng, hoàn thiện và toàn vẹn. Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người, không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự và suy tưởng về cuộc đời
Quy luật trong mỹ học gồm 24 luật cơ bản và vô số “tiêu chuẩn”. Để sáng tạo được đúng nghĩa mà không phá vỡ quy luật Mỹ học điều kiên quyết là phải nắm rõ và tuân thủ quy luật ấy.
Có thể điểm qua một số quy luật Mỹ học được ứng dụng trong Hội Họa và Thiết Kế
- Viễn cận tuyến tính
- Viễn cận cảm nhận
- Tỷ lệ vàng
- Tỷ lệ bạc
- Đối xứng động
- Bất đối xứng
Lời kết: Đừng gắn mác sáng tạo khi chưa nắm rõ những quy luật hiện hữu để rồi chúng ta đi vào lối mòn của sự cảm tính trong thiết kế dẫn tới thiệt hại cho khách hàng và bản thân chúng ta.