Hình ảnh, thông điệp từ lâu đã luôn được ghi nhận đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Nhưng còn các yếu tố khác như âm thanh thì sao?

Tương tự như xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh về quá trình và phương pháp, xây dựng thương hiệu bằng Âm thanh là việc sử dụng âm thanh một cách chiến lược: Sáng tác, khung cảnh sử dụng âm thanh, thiết kế âm thanh, nhận dạng âm thanh. Mục đích của các hình thức xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh đó là tối đa hóa trải nghiệm của người dùng, của khách hàng tiềm năng ở mức độ rung động cảm xúc.

Trong nội dung bài viết này tôi sẽ phân tích 1 góc nhỏ để mọi người thấy tầm quan trọng của Âm Thanh đại diện thương hiệu. Qua đó các anh chị thiết kế hoặc các anh chị chủ doanh nghiệp, chủ thương hiệu có thêm những ý tưởng – góc nhìn mới trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Âm Thanh có tác động mạnh mẽ lên cảm xúc

Tương tự như xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh về quá trình và phương pháp, xây dựng thương hiệu bằng Âm thanh là việc sử dụng âm thanh một cách chiến lược: Sáng tác, khung cảnh sử dụng âm thanh, thiết kế âm thanh, nhận dạng âm thanh. Mục đích của các hình thức xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh đó là tối đa hóa trải nghiệm của người dùng, của khách hàng tiềm năng ở mức độ rung động cảm xúc.

Như trong ký ức chúng ta, âm thanh tiếng còi kem mút, âm thanh của tiếng gõ khi người rao Mì, âm thanh nhạc hiệu của 1 chương trình truyền hình ta yêu thích… những âm thanh đó  cho dù có trải qua bao nhiêu năm mỗi khi nghe lại đều khiến chúng ta rung động, bồi hồi.

“Âm thanh thân thuộc gợi lại hồi ức, cảm xúc, kỉ niệm mạnh hơn bất kì một hình thức tác động lên giác quan con người”

Tiếng kem mút là âm thanh gợi nhớ tuổi thơ bao người

Sự tiên phong sử dụng Âm thanh xây dựng thương hiệu

Các thương hiệu lớn trên thế giới đã sử dụng Âm thanh trong nhận diện thương hiệu từ rất lâu và đạt được hiệu quả giúp cho khách hàng của họ yêu mến, ghi nhớ, ấn tượng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đó: âm thanh khi logo xuất hiện Netflix, HBO, MTV;âm thanh khi intro của thương hiệu xuất hiện Univesal, 20th Century Fox,…

Tiếng gầm của sư tử mở đầu phim Tom & Jerry vô cùng đáng nhớ

Âm thanh nhận diện thương hiệu không chỉ đơn giản là âm thanh hình hiệu chương trình, đoạn nhạc mở đầu chương trình, đoạn nhạc giới thiệu sản phẩm…

mà nó còn là cả 1 hệ thống  quy chuẩn các trường hợp, các khung cảnh, thời điểm được tính toán tỉ mỉ nhằm đẩy cảm xúc của khách hàng khi trải nghiệm thương hiệu một cách cao nhất.

Âm thanh Thương Hiệu không chỉ trên Digital

Ví dụ như thương hiệu chuỗi khách sạn Grand Lisboa Macau Trung Quốc có thể coi như 1 case study điển hình của ứng dụng Âm thanh trong xây dựng thương hiệu.

Một góc khách sạn Grand Lisboa

Hệ thống âm thanh tại sảnh chờ tạo cảm giác như bước vào 1 thế giới khác – bước vào hoàng cung như trong các bộ phim cổ trang, với các bản nhạc ở tần số thấp, âm lượng rất êm dịu với tiếng nước và đàn tranh + tiếng khánh tách biệt hoàn toàn so với âm thanh của phố xá sôi động bên ngoài khuôn viên khách sạn

Âm thanh trong hành lang phòng được thiết kế dạng vòm tạo âm hình cực rõ ở khu vực đèn chùm thông tầng. Cảm giác như 1 dàn nhạc cung đình đang chơi với âm lượng hài hòa trên không trung chính giữa hành lang (âm hình)

Sự đồng bộ trong thiết kế âm thanh, cũng như sự tỉ mỉ trong việc sáng tác và lựa chọn âm thanh cho không gian của Grand Lisboa còn được áp dụng cho các thương hiệu con của Khách sạn này như

The Eight Restaurant – âm thanh tạo cảm giác ấm cúng, dễ chịu, kích thích vị giác. Âm hình trong nhà hàng The Eight rõ nét nhưng lại không át âm thanh của những khách hàng trao đổi, nói chuyện với nhau. Mà lại làm nền cho cuộc nói chuyện đó

Sự ứng dụng Âm Thanh đang trở thành xu hướng

McDonald’s, Corona, LG, Intel, Playstation gần đây đã công bố và đưa vào sử dụng bộ quy chuẩn âm thanh thương hiệu mới 2024.

Các thương hiệu tiêu biểu

Theo thống kê của soundout.com từ những năm 2000 các thương hiệu sở hữu Âm thanh thương hiệu mạnh mẽ và hiệu quả nhất tại Mỹ hầu hết nằm ở các thương hiệu tại Hollywood Disney (#1), 20th Century Fox (#2) và Warner Brothers (#4).

Nhưng từ những năm 2021 đến nay bảng xếp hạng top 100 những thương hiệu sở hữu nhận diện thương hiệu bằng âm thanh đã thêm rất nhiều cái tên của những thương hiệu thuộc ngành nghề khác. 

Đồ ăn có Goldfish (#3) Chili’s (#6) Arby’s (#10)

Tài chính có Farmers (#5) State Farm (#7)

Giáo dục có O’Reilly (#8)

Mỹ phẩm có Old Spice (#9)

Coca Cola, McDonalds và Mastercard ở vị trí lần lượt là #26 , #29 và #34

Xây dựng thương hiệu qua âm thanh nói riêng và Đa giác quan nói chung đã và đang trở thành xu hướng và xu thế toàn cầu.Giống như nhận dạng thương hiệu qua hình ảnh có thể ngay lập tức gợi lên cảm giác quen thuộc và tin cậy, nhận dạng âm thanh được xây dựng một cách chiến lược có thể truyền tải tính cách thương hiệu và nhiều thuộc tính cụ thể, để lại ấn tượng lâu dài cho người trải nghiệm. Âm thanh và Hình ảnh được thiết kế bài bản khoa học sẽ giúp khách hàng của chúng ta có trải nghiệm sản phẩm dịch vụ trọn vẹn hơn, qua đó sẽ hiểu thông điệp mà mỗi thương hiệu truyền tải 1 cách chính xác tối ưu nhất đặc biệt ở thời đại 4.0 khi mà trải nghiệm nhìn thôi là chưa đủ.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Instagram