Điều cốt lõi của xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, tổ chức, hay cá nhân chính là việc khách hàng của họ nói gì sau lưng họ.
Thật vậy điều này tưởng chừng khá đơn giản vì kể cả khi chúng ta hiểu rất ít thậm chí chưa trải nghiệm sản phẩm dịch vụ của 1 thương hiệu nào đó, chúng ta cũng có thể đưa ra 1 vài nhận định về thương hiệu đấy. Nhưng mấu chốt ở đâu là nhận định đấy có đúng phải là những gì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó muốn khách hàng của họ nghĩ về họ hay không ?
Góc nhìn đối diện
Thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc mới xuất hiện trên thị trường sẽ sử dụng cách truyền tải thông điệp theo hướng này.
Bạn sẽ thấy đây là cách phổ biến nhất hiện nay, họ sẽ luôn nói về chính bản thân họ ở mọi phương diện với mong muốn khi mình nói đủ nhiều người khác sẽ ghi nhớ
Điểm lợi: Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất, thiết kế sẽ tập trung vào việc làm rõ nét, làm hấp dẫn, làm ấn tượng nội dung thông điệp muốn truyền tải đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
Điểm yếu: Bởi vì là góc nhìn đối diện tức là thông điệp đó đến 1 cách chủ quan, thành ra người nghe, người xem (Khách hàng) khi đón nhận thông điệp trực tiếp từ người lạ (thương hiệu mới) sẽ luôn có tâm lý đề phòng. Thậm chí nếu thông điệp thể hiện qua thiết kế không khéo léo và tinh tế, xuất hiện với mật độ dày đặc không có sáng tạo sẽ còn gây hiệu ứng phản cảm
Góc nhìn từ trên cao
Cũng tương tự như góc nhìn đối diện, các thông điệp mà doanh nghiệp hay thương hiệu muốn truyền tải sẽ cố gắng tìm điểm kết nối với những người, những tổ chức, cá nhân nổi tiếng có tầm ảnh hưởng với tệp khách hàng mục tiêu của thương hiệu đó.
Lúc này những thiết kế sẽ tập trung hướng tới thể hiện câu nói, nhận xét, đánh giá, giới thiệu hoặc đơn giản là hình ảnh của người đại diện thương hiệu KOL, KOC…
Ưu điểm: Sẽ có sự khách quan tương đối, vì thương hiệu doanh nghiệp được gắn với thương hiệu của cá nhân – tổ chức đã có tệp đối tượng khách hàng tiềm năng tương đồng. Có sự kết nối gián tiếp, có mức độ lòng tin nhất định
Nhược điểm: Bỏ qua những yếu tố rủi do của Marketing và quản trị thương hiệu từ phía KOL, KOC… thì nhược điểm chí mạng của hình thức này là Thiết kế phải tập trung vào hình ảnh của người đại diện thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ đóng vai trò điểm nhấn.
Góc nhìn xung quanh
Không điều gì có tính thuyết phục hơn việc những người thân xung quanh khách hàng, xung quanh chúng ta ca ngợi hay nói tốt về 1 sản phẩm dịch vụ nào đó. Hay chỉ đơn giản là gợi ý hoặc nhắc về thương hiệu, sản phẩm dịch vụ nào đó đối với chúng ta. Góc nhìn về thương hiệu từ những người trong vòng tròn quan hệ của khách hàng mục tiêu có giá trị thuyết phục nhất. Nếu như đối với Marketing thì đây là Marketing – truyền miệng Word of Mouth Marketing hoặc WOMM. Thì trong thiết kế có 1 khái niệm để hiện thực hóa kế hoạch Marketing này gọi là Design Open Mind – DOM.
Thay vì thiết kế tập trung vào việc phô diễn những gì sản phẩm có, dịch vụ cung cấp giá trị gì… cho chính khách hàng mục tiêu. Mà Thiết kế sẽ tạo ra các điểm chạm đối với nhóm đối tượng ra quyết định hoặc có ảnh hưởng lớn đến quyết định của khách hàng. DOM được sử dụng trong thực tiễn phần đa là các DOM giành cho ngành hàng dịch vụ giành cho mẹ và bé, chăm sóc sức khỏe giành cho người cao tuổi, giáo dục, y tế … Nhưng đến thời điểm hiện tại DOM được ứng dụng trong hầu hết các ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ…
Lợi thế: Bền vững, giá trị chuyển đổi của khách hàng cực cao
Nhược điểm: Xây dựng kế hoạch MKT và chiến lược Thiết kế đồng bộ, thời gian triển khai đến khi có hiệu quả tương đối dài.
Tóm lại với mỗi 1 doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ tùy vào điều kiện thực tiễn mà chúng ta cần xác định mục tiêu của kế hoạch thiết kế – truyền thông – marketing nói riêng và mục tiêu của doanh nghiệp, thương hiệu nói chung. Để rồi từ đó chọn lấy hướng truyền thông đúng, tránh trường hợp nước xa không cứu được lửa gần, hoặc hơn nữa là truyền thông sai cái, thiết kế sai kiểu dẫn đến thất bại của kinh doanh, chậm bước tiến của xây dựng thương hiệu.